topbar
Gundam có xương và không xương, khác biệt gì ???

Gundam có xương và không xương, khác biệt gì ???

31/03/2020

Khá nhiều bạn khi mới lần đầu nhập môn sân chơi này đều có thắc mắc như trên, và hầu như các bạn ấy khi chọn cho mình những mẫu Gundam để mua đều hỏi rằng nó có xương hay không xương. Vì vậy, mình tranh thủ làm một bài sau đây, hy vọng ít nhiều sẽ giúp các bạn mới chơi mau chóng làm quen với những đặc trưng của loại mô hình Gundam này.

 

[​IMG]



I. SỰ RA ĐỜI
Mô hình Gundam vốn được xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ trước, lúc này nó khá thô sơ và không có chuyện phân biệt có xương hay không xương gì cả vì lúc đó công nghệ không cao nên không có khái niệm xương. Đến năm 1995, nhân dịp kỷ niệm 15 năm của dự án, Bandai đã cho ra mắt mẫu MG 1/100 đầu tiên của mình. Ngoài kích cỡ được thực hiện theo tỉ lệ 1/100 thì điểm đặc biệt của nó chính là "Movable Inner Frame System" tạm dịch là "hệ thống khung xương dịch chuyển", hệ thống này giúp cho các cánh tay, chân dịch chuyển và uốn nắn tốt hơn (uốn nắn ở đây chính là việc bẻ nó theo dáng này dáng kia).

Có thể sẽ có nhiều bạn thắc mắc, tại sao không thiết kế để các dòng Gunpla lúc đó tăng khả năng như trên mà phải tạo ra cái khung xương này ? Mời các xem qua sản phẩm dưới đây.
 

[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
Đây là mẫu HG Zeta được phát hành vào năm 1990 trong dịp kỷ niệm 10 năm dự án. Nó được tích hợp công nghệ tiên tiến nhất thời đó "System Injection Molding" nôm na là một bộ phận có thể có 2 màu sắc trở lên. Nhìn vào những hình ảnh này, các bạn có thể thấy được sản phẩm Gunpla của những năm đó thô sơ cỡ nào, đặc biệt là khi nhìn kỹ vào các khớp.


Từ đó, theo kiến thức của mình thì tại thời điểm đó công nghệ vẫn chưa đủ khả năng, chi phí cao, tốn nhiều công sức cho một kích cỡ 1/144 có thể là một trong những lí do. Rõ ràng, khung xương đầu tiên được phát triển trên tỉ lệ 1/100 và nó mang một nhiệm vụ to lớn là cải thiện lại sự dịch chuyển các khớp.
 

[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
Inner Frame trong mẫu MG RX-78-2 đầu tiên vào năm 1995, bề mặt thô, các rãnh thì nông


 

[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
Khả năng dịch chuyển của mẫu MG RX-78-2 đầu tiên vào năm 1995 có khá nhiều giới hạn, nhìn kỹ vào các khớp tay chân, có thể các bạn sẽ liên tưởng đến các mẫu HG được sản xuất cách đây 10 năm.

Các bạn có thể xem thêm review về mẫu MG RX-78-2 đầu tiên vào năm 1995 tại đây.

 

[​IMG]
Và thực tế là khung xương của nó không phải là một kết cấu liền mạch như của RX-78-2 Ver 3 hiện nay


Trở lại với câu hỏi của bài viết và với thông tin ở trên, chúng ta phần nào đã hiểu được nhiệm vụ chính của khung xương là gì. Nếu như mọi chuyện bây giờ vẫn còn như những năm 90 thì việc có xương và không xương khác biệt thế nào cũng không cần phải giải thích thêm. Tuy nhiên, sau 20 năm thì công nghệ bây giờ đã phát triển quá xa và Bandai không còn có sự giới hạn cho khung xương ở tỉ lệ 1/100 cũng như dòng MG đối với Gunpla nữa.


II. KHUNG XƯƠNG, KHÔNG CÒN SỰ GIỚI HẠN
Giờ đây, khung xương tồn tại 100% trên dòng MG 1/100 và RG 1/144, tồn tại 50% trên dòng HGCE mới. Vì sao có sự phân chia trên, mình sẽ nói cụ thể sau.

[​IMG]

RG 1/144 Strike Freedom Gundam, vóc dáng hoàn hảo kèm với khung xương


RG 1/144 là dòng sản phẩm được nâng cấp từ HG 1/144 đã tồn tại hàng chục năm và được Bandai cho ra mắt vào năm 2010, tức là sau 15 năm kể từ lần đầu tiên khung xương ra đời. Việc Bandai cho ra mắt một dòng có tỉ lệ 1/144 với khung xương có thể là do xuất phát từ nhu cầu của khách hàng nhưng cũng có thể là mục tiêu có từ lúc xưa.
 

[​IMG]
Khung xương đặc trưng của RG 1/144, ốm nhom ốm nhách


Với người chơi, việc sở hữu một mẫu Gunpla có xương với giá thành thấp và đặc biệt chi tiết như RG 1/144 là một điều không còn gì bằng, minh chứng cho điều đó chính là doanh số của Bandai khi sản phẩm liên tục cháy hàng. Vì sao ? đơn giản là vì nó pose (tạo dáng) được nhiều dáng hơn, linh hoạt hơn so với HG và đặc biệt là chi tiết trên bề mặt còn cao hơn cả MG.

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa xương của RG 1/144 và MG 1/100 chính là lượng chi tiết trên nó. Nếu các bạn nhìn kỹ vào hình xương RG ở trên và xương MG dưới đây, các bạn sẽ thấy sự khác biệt đó.
 

[​IMG]
[​IMG]
Mặc dù cả 2 bộ khung xương đã được sơn lại nhưng rõ ràng độ chi tiết thì nhiều hơn cả, các chi tiết cơ khí như ống dẫn, ống xả, pít tông...v..v


Như vậy, gần như 99% xương trên RG chỉ đảm nhiệm 1 mục đích đó là gia tăng sự dịch chuyển của các khớp, trong khi đó xương của MG là chi chít các chi tiết cơ khí trên bề mặt.

Từ đây, các bạn ít nhiều cũng đã nắm được xương có công dụng gì và có khác biệt gì, đặc biệt là giữa dòng RG 1/144 và MG 1/100.

Vậy, liệu bây giờ nên chơi dòng có xương hay không xương vì thực tế dòng có xương nhìn quá xá đã và khủng nữa. Câu trả lời nên hay không phụ thuộc vào tài chính của bạn và để bạn không buồn vì tài chính thấp mà không sở hữu được một mẫu Gunpla linh hoạt thì dòng HG cũng đã được Bandai nâng cấp theo thời gian.

HG 1/144 hiện nay tuy không có xương trên phương diện giấy tờ, tuy nhiên trên dòng sản phẩm mới nhất là HGCE và các mẫu dòng Build Fighters, nó đã phần nào hiện hữu mà mình cho là có 50% khung xương ẩn bên trong nó.
 

[​IMG]
Hình góc phải bên dưới mô tả độ rộng khi dịch chuyển của khớp tay và chân của dòng HGCE mới

[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
Độ rộng của khớp tay và khớp chân đều rất tốt

[​IMG]
Một tư thế mà trước đây với HG cũ khó mà thực hiện được


Như vậy, hầu như xương đã được Bandai đưa vào các mẫu Gunpla phổ thông nhất. Thế các bạn trông mong gì nữa ở xương ? Nếu các bạn muốn một bộ khung xương hoàn chỉnh để tạo ra những bộ frame đậm chất như bên dưới đây
 

[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]


Thì bạn hãy tìm mua những mẫu Gunpla MG vì nó sẽ thoả nhu cầu đó của bạn, ngược lại thì RG hay HG dòng mới sẽ là sự lựa chọn sáng suốt cho túi tiền của mình.

Hy vọng thông qua thông tin này, các bạn sẽ có đủ thêm kiến thức để quyết định tậu cho mình những mẫu Gunpla phù hợp với nhu cầu :D

 

Nguồn mechtoys.

0777282987

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

popup

Số lượng:

Tổng tiền: