Những điều cần biết về Modelkit Gundam
A. GUNDAM
-Gundam là một danh từ chung để chỉ những loạt phim hoạt hình do Nhật Bản sàn xuất ( Hãng Sunrise ). Nội dung chủ yếu của loạt phim này là đề cập tới chiến tranh của thế giới trong tương lai, những chú robot và pilot của robot đó !
Loạt phim này phát triên khoảng vào những năm 80 của thế kỉ 20, được phân chia chủ yếu thành hai thời kì :
a. Loạt phim gundam từ năm 1979 đến năm 2008 :
- Mobile Suit Gundam (1979)
- Mobile Suit Z Gundam (1985)
- Mobile Suit Z Gunfam : A New Translation (2005)
- Mobile Suit Gundam ZZ (1986)
- Gundam Gyakushuu no Char (1988)
- Mobile Suit Gundam 08th MS Team (1996)
- Mobile Suit Gundam 0080 (1989)
- Mobile Suit Gundam 0083: Stardust Memory (1991)
- Mobile Suit Gundam F91 (1991)
- Mobile Suit Victory Gundam (1993)
- Mobile Suit Gundam Unicorn (2010)
- Mobile Suit Gundam MS IGLOO: The Hidden One Year War (2004)
- Mobile Suit Gundam MS IGLOO: Apocalypse 0079 (2006)
- Mobile Suit Gundam MS IGLOO 2: The Gravity Front (2008)
b. Loạt phim gundam từ năm 2008 đến hiện tại và có thể là tương lai :
- SD Gundam Sangokuden Brave Battle Warriors (2010)
- Mobile Fighter G Gundam (1994)
- New Mobile Report Gundam Wing (1995)
- After War Gundam X (1996)
- Turn A Gundam (1999)
- New Mobile Report Gundam W: Endless Waltz (1998)
-Mobile Suit Gundam SEED (2002)
- Mobile Suit Gundam SEED DESTINY (2004)
- Mobile Suit Gundam SEED STARGAZER (2006)
- Mobile Suit Gundam 00 (2007)
- Mobile Suit Gundam 00 season 2 (2008)
- Mobile Suit Gundam AGE (2011)
B. MODELKIT-GUNDAM ( GUNPLA )
-Gunpla là một từ viết tắt để chỉ là ra những loạimô hình lắp ráp giống hệt các chú robot trong Gundam (Gundam Plastic Model). Loại mô hình này mang chất liệu chủ yếu là nhựa và một số thành phần kim loại khác, và độc quyền do hãng BANDAI sản xuất
- Gunpla được đánh giá là loại mô hình nhựa bán chạy nhất từ trước đến nay ở Nhật Bản và là nhân tố chính đưa hãng Bandai lên vị trí hàng đầu trong các hãng sản xuất đồ chơi mô hình. Các mẫu Gunpla thời sơ khai có tỷ lệ 1/144, giá khá rẻ so với các mẫu siêu hợp kim nên các cửa hiệu bán mô hình thường xuyên ở tình trạng hết hàng. Vì vậy báo chí đương thời thường phê bình là "chiến sĩ cơ động Gundam nhưng bán hàng lại không cơ động".
- Tình trạng cung không đáp ứng đủ cầu khiến các cửa hàng bán Gunpla vừa và nhỏ luôn ở trong tình trạng hết hàng. Tình trạng này cũng được báo đài liên tục đề cập như kích thích thêm nhu cầu mua Gunpla của trẻ em. Cũng có nhiều ý kiến phẫn nộ cho rằng Bandai đã cố ý "dìm hàng" để tạo ra tình trạng này, nhưng trên thực tế thì lượng đặt hàng đã vượt quá khả năng sản xuất của họ. Để tăng thêm số chuyền sản xuất Gunpla thì cần phải đổ thêm nhiều vốn, tăng nhân số và cũng phải tính đến rủi ro nhiều mặt nên về mặt vật lý, Bandai đã mất khả năng đáp ứng nhanh chóng cho tình trạng hết hàng này.
-Gunpla thường được đóng thành những hộp khác nhau. Trong đó bao gồm những mãnh nhựa rời rạc ( part ) được kết dính với nhau bằng những khung nhựa được đúc sẵn ( runner ), một cuốn sách hoặc một tờ giấy để giới thiệu về chú gundam mà ta sở hữu, hướng dẫn lắp ráp, decal, pose thế action,... ( Booklet )
Một số hình ảnh minh họa cho các bạn dễ hình dung :
Part và Runner
Booklet
Về chủng loại thì gundam có 4 tỉ lệ chính : 1/144 ( Gundam cao khoảng 13cm ) - 1/100 ( Gundam cao khoảng 20cm )- 1/60 ( Gundam cao khoảng 35cm ) - 1/48 ( Gundam cao khoảng 50cm ). Dựa vào các tỉ lệ cơ bản trên, BANDAI đã phát triển và sản xuất ra hàng loạt những dòng khác nhau ( khoảng 7 hay 8 dòng ). Bây giờ mình sẽ nói rõ hơn về cách phân biệt các dòng này :
1. 1/144 Fast Grade ( FG )
- Fast Grade ra đời nhằm thay thế dần modelkit cũ và hướng đến đối tượng mới nhập môn Gunpla, mẫu đầu tiên ra đời là FG Zaku II Dòng FG này được thành hình đơn sắc, các khớp không dùng nhựa poly-cap và có thiết kế giống kit cũ nhưng lại sử dụng kỹ thuật ráp snap-fix của các dòng kit sau này. Vì giá thành thấp nên từ đó Gunpla cũng xuất hiện trong các cửa hàng vốn không bán mô hình như tạp hóa hay thức ăn nhanh, .... . Vài năm sau BANDAI đã áp dụng kỹ thuật thành hình có màu sắc cho part và các khớp được chế từ nhựa Poly-cap, cử động được chứ không cố định như dòng FG đời đầu. Tuy vậy nhưng dòng này đã gần như tuyệt chủng trong thế giới gunpla
2. 1/144 High Grade ( HG )
-High Grade là dòng modelkit ở vị trí trung gian giữa dòng modelkit giá rẻ và dòng modelkit đắt tiền. Llà dòng có tính sưu tập caovì giá cả không đắt mà mức độ chi tiết cao hơn các dòng kit cũ, High Grade có nhiều kiểu mẫu ăn theo các series Anime trên truyền hình như các mẫu : Gundam Mk-II, Z Gundam và ZZ Gundam. Được áp dụng kỹ thuật thành hình đa sắc nên khuôn thành hình của dòng kit này dễ bị hư hại. Dòng HG này bao gồm rấtnhiều series như HG FIGHTING ACTION, HG MECHANICS, HG GUNDAM SEED, HG GUNDAM 00, HG GUNPLA BUIDERS, HG UNIVERSAL CENTURY, HG AFTER WAR, HG FUTURE CENTURY, HG Ver.G30th, HG xx. Vài năm sauBANDAI đã phát hành mô hình Gundam có kèm theo giá đỡ được gọi là Action-base, tuy vậy các mẫu vốn không cần giá đỡ cũng được phát hành kèm giá đỡ hoặc với hình thức bán rời. Với tỉ lệ 1/144 so với chiều cao mặc định của mẫu Gundam trong Anime nên chiều cao của các mẫu không đồng đều nhau và giá cả cũng khác nhau, ví dụ như em Psycho cao 30cm là điển hình ( cao ngang ngửa cả 1/60 )
- Sau này thì dòng High Grade phát triển lên thành dòng 1/100 Non Grade ( NG ), Mức độ chi tiết y hệt đến 95% nhưng to hơn khoảng gấp rưỡi
3. 1/100 Master Grade ( MG )
-Master Grade òng này có tỷ lệ 1/100 và được thực hiện tỉ mỉ, chi tiết hơn nhiều so với dòng HG, có thể có nhiều phiên bản khác nhau của cùng một mẫu, ví dụ như Mẫu MG Unicorn verKA, full amour. Có một số mãu tuy chỉ xuất hiện duy nhất 1 cảnh trong phim nhưng vẫn được sản xuất như GM QUEL. Master Grade thuộc dòng kit cao cấp với giá thành khá cao. Mẫu MG rẻ nhất là Ball Ver.Ka giá 2000 yên và cao nhất là Sazabi vẻ titanium giá 14000 yên. Một số mẫu Modelkit có bộ khung nhỏ hơn các MS thông thường, không dùng khớp Polycap mà chỉ dùng nhựa ABS để cấu thành nên khớp động của mẫu. Một số mẫu bao gồm cả các mô hình pilot chưa được sơn, và 1 bản trong suốt ( clear kit )
4. 1/60 Perfect Grade ( PG )
- Đúng như tên gọi, đây là dòng Modelkit gundam hoàn hảo nhất vì mức độ chi tiết và màu sắc tỉ mỉ nhất. Cấu tạo bên trong khá phức tạp vì sử dụng nhiều kim loại và hệ thống đèn LED. Số part của PG có thể lên đến cả ngàn nên nhiều mẫu kit PG trong thời gian gần đây có trọng lượng khá nặng . Bộ PG đắt nhất là Wing Gundam Zero (phiên bản Endless Waltz) giá 30000 yên. Thông thường thì PG tập trung vào các mẫu Gundam chính trong các series nổi tiếng và thường được xuất xưởng sau phiên bản MG.
Sự khác biệt lớn nhất giữa các dòng
5. 1/144 Real Grade ( RG )
- Real Grade được thừa kế hết những tinh hoa kỹ thuật của hai dòng MG và PG. Về cấu tạo thì dòng RG gồm một bộ khung xương bên trong và được được gắn giáp bên ngoài, không khác gì thiết kế của Gundam trong nguyên tác. Về khớp nối giữa các bộ phận thì RG là dòng có phạm vi cử động lớn nhất trong các dòng kit nhựa. Dòng kit này áp dụng kỹ thuật thành hình đa sắc nên sau khi lắp ráp không cần sơn mà chỉ cần kẻ lằn chìm và sơn phủ (top coat) là hoàn chỉnh. Về Runner thì dòng RG áp dụng kỹ thuật thành hình Advanced MS Joint vốn được nâng cấp từ kỹ thuật System Injection cũ, các bộ phận (part) gần như được lắp ráp sẵn trên Runner và chỉ cần cắt ra khỏi Runner cũng gần như hoàn thành phần khung xương của mô hình. Cũng chính vì vậy mà khi thao tác sai dẫn đến một bộ phận nhỏ bị hỏng thì người chơi phải mua lại cả phần Runner đó ...
6. 1/48 Megasize Model ( MM )
1/48 Megasize Model có mức độ chi tiết giống với 1/144 HG đến 95%, tuy nhiên dòng này sử dụng kỹ thuật Runner Lock nhằm giản tiện hóa quá trình lắp ráp của người chơi. Nổi bật của sản phẩm dòng này là tăng kích thước lên khá nhiều ( 1/48 ). Người chơi có thể dễ dàng sơn phết mà không cần phải khó khăn như dòng PG
Những điều cần biết về Modelkit Gundam
C. Lắp ráp Modelkit-Gundam
Bước 1 : chạy ra parkson hay maximax mua về những mẫu gundam mà bạn thích trước đã !
Bước 2 : Xé nilon bao bên ngoài hộp, mở hộp ra và bắt đầu xé từng lớp nilon có chứa những runner bên trong và sắp xếp chúng lại theo sách hướng dẫn
Bước 3 : Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để xử lý các part từ runner, bao gồm những món sau :
( Ngoài ra còn phải chuẩn bị thêm Gundam marker để kẻ lằn chìm )
Bước 4 : Cắt part ra khỏi runner và lắp ráp theo bản hướng dẫn
- Sau khi cắt part ra, nếu trên bề mặt còn dư lại phần nhựa thừa của khung runner. Ta có thể sử dụng dao để gọt phần nhựa thừa đó đi
- Sau khi cắt part ra, nếu chi tiết bị ăn lẹm vào và tạo thành một vết màu trắng. Ta lấy giấy nhám ( Hoặc dũa móng tay cũng được ) chà qua chà lại nhẹ nhàng sẽ dc kết quả rất tốt
Tiếp đến lấy Gundam Maker để viền vào những nơi lồi lõm của part, dán decal nếu có
Và sau một thời gian miệt mài, quằng quại chúng ta sẽ ra được một mẫu vật đại loại như sau :
D. Sơn Modelkit-Gundam
Không chỉ dừng lại ở bước C, một số người chơi Gundam khi tay nghề đã cao thì họ cho rằng màu sắc gốc của các bản gundam là chưa đủ. Cuối cùng họ đã đi đến quyết định : sơn gundam
Khi sơn gundam ta có thể phá cách màu gốc tùy theo ý muốn, sở thích. Nhưng để sơn được một mẫu vật gundam như ý không phải la dễ ..... Sơn Gundam hiện tại có 2 cách khá thịnh hành là sơn phun ATM và sơn súng phun
Cách 1 : Sơn phun ATM
Trước đây ATM thường được dùng để sơn các mẫu vật lớn như cửa sắt ở nhà hay các tấm thiếc, tuy nhiên khi áp dụng cho Gundam cũng rất tuyệt
Bảng màu : ra tiệm sơn xin người ta là có ngay nên mình chỉ trích dẫn 1 tấm
Bước 1 : Tháo part ra khỏi mẫu gundam cần sơn
Bước 2 : Mua thêm kẹp cá sấu ( Khoảng 50k 1 nùi tha hồ xài ) kẹp mẫu vật và phun những màu sơn cần thiết vào
Như hình mình kiếm trên google thì sơn 1 lớp ATM đen, 1 lớp trắng và cuối cùng là phủ 1 lớp ATM đỏ
Cách 2 : sơn bằng súng phun
Cách này khi chuẩn bị dụng cụ khá mệt, bao gồm những món sau :
-Máy bơm : máy bơm dùng để tạo khí đẩy sơn từ súng sơn ra ngoài. Máy bơm có rất nhiều loại để chơi mô hình, có 2 loại là máy bơm trực tiếp và máy bơm qua bình nén
- Súng sơn : Súng sơn để sơn mô hình là loại súng có nét rất nhỏ, cũng có rất nhiều loại, nhưng ở VN thì mọi người thường dùng của Yunica loại 0.3 và 0.2. Súng Yunica
- Sơn : Hiện tại có các hãng như Gunze, Tamiya, Academy, Model Master... là có sản xuất sơn, sơn của hãng Tamiya là dễ mua nhất với giá cả chấp nhận được, những hãng khác thì ngược lại . Sơn có thể mua ở trong nuoc hoặc đặt mua từ nước ngoài về, đơn giản nhất là đặt taobao.com rồi ship về. Sơn mô hình có 3 loại:
Sơn Acrylic: gốc nước, chỉ cần dùng nước hoặc cồn làm thinner
Sơn Enamel: gốc dầu, dùng dầu thông làm thinner
Sơn Lacquer: gốc lacquer: dùng dầu chuối làm thinner, rất độc hại
- Thinner: là dung dịch để pha loãng sơn, khi dùng thinner phải dùng đúng với gốc sơn. Khi pha sơn tuyệt đối không nên cho thẳng thinner vào trong lọ sơn mà nên pha ra ngoài. Thinner cũng được các hãng sơn sản xuất bán kèm nhưng giá thành đắt hơn là mua các thinner bán bên ngoài. Do đó chỉ nên dùng thinner chính hãng để bảo quản sơn khi lọ sơn có dấu hiệu bị khô.
Keo dán: Phổ biến nhất ở VN là keo của Tamiya. Keo Tamiya chia làm 3 loại chính cement, extra thin, super glue.
Putty: dùng để trám khe hở, chia làm 3 loại: putty rắn, putty lỏng và putty nặn. Dùng putty của hãng Tamiya là tiện nhất. Putty rắn dùng để trám khe hở to (loại basic), còn putty lỏng (đựng trong lọ ) dùng để trám những khe hở rất nhỏ. Chơi mô hình thì khó mà thiếu được 2 loại này, tuy nhiên để thay putty lỏng thì em dùng bút xóa (bút phủ) dùng cũng tốt và rẻ. Putty nặn thì dùng để nặn những chi tiết như tay chân lính, gọi là Exposy putty, hay putty AB (bán ở các cửa hàng sơn) 1 bộ sẽ có 2 tuýp để trộn vào nhau rồi mới nặn được
- Compound: đây là loại dùng để đánh bóng, thường dùng để đánh bóng những chi tiết nhựa trong suốt như kính, nắp kính buồng lái máy bay. Nếu dùng của Tamiya thì 1 bộ của nó sẽ có 3 loại: Đánh phá, đánh mịn và đánh bóng. Tuy nhiên theo em thì chỉ cần tuýp đánh bóng là đủ dùng.
- Pastel: nó có thể như cục phấn màu hoặc ở dạng bột, dùng để làm cũ mô hình như bùn đất, tuyết, rỉ..., khi dùng thì nghiền nhỏ và đánh lên mô hình. Nếu khéo tay có thể mua ở các cửa hàng mỹ thuật và pha màu như sơn, còn không thì mua sẵn. Mua sẵn thì có của Tamiya nhưng ít màu, còn nhiều nhất.
- Khoan tay: dùng để khoan những lỗ nhỏ như nòng súng, đinh tán, có thể mua ở các hàng dụng cụ vàng bạc
Và khi tay nghề đã cao thì sản phẩm người chơi làm ra có thể như sau :
E. Gundam Resin
Resin là một cách chơi khá khác biệt so với modelkit, khi mua một hộp resin về thì bên trong bao gồm những mãnh nhựa chỉ có một màu duy nhất là màu trắng ố vàng. Đòi hỏi người chơi phải rất rành về sơn và mài dũa nhiều để có một mẫu gundam đõ đẹp nhất !
Yêu cầu của resin là người chơi phải có sẵn một khung xương tốt ( thường là của các mẫu MG BANDAI ) để phòng khi gắn các mảnh nhựa vào không bị tai nạn cho gundam
Tuy nhiên giá thành của dòng này không phải là thấp, có mẫu resin lên tới khoảng 7.000.000 vnd. Nên trước khi chơi dòng này người chơi cần suy nghĩ khá nhiều !
Sau khi lắp xong hoàn toàn thì Mẫu Gundam của chúng ta ra như sau :
Và cuối cùng chúng ta có thể sử dụng kĩ thuật sơn để phối màu cho gundam !!!
F. EX Model ( EM )
Dòng kit này đa số có 2 tỷ lệ chính là 1/144 và 1/1700. Khác với các dòng kit khác, dòng EM chỉ sản xuất các sản phẩm kit về chủ đề là các chiến xa, chiến hạm với vai trò phụ trợ trong cac2 series Gundam. Dòng này có giá thành khá cao và đòi hỏi người chơi phải xử lý mô hình tốt để đạt được mức độ sản phẩm cao nhất, tuy nhiên EM không quá phổ biến với người chơi gundam hiện nay ở Việt Nam